Cập Nhật Chi Tiết Thực Trạng An Toàn Thực Phẩm Ở Việt Nam

An toàn thực phẩm là vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi lẽ, theo thống kê gần nhất, ước tính có khoảng 600 triệu người trên khắp thế giới gặp vấn đề tiêu hóa khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm và đến 420 nghìn người chết vì ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Do đó, tìm hiểu thực trạng an toàn thực phẩm ở Việt Nam rất quan trọng song song cách xử trí phù hợp khi không may ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Cùng ECOESHOP tìm hiểu chi tiết ngay!

Vì sao hiểu thực trạng an toàn thực phẩm ở Việt Nam lại quan trọng?

An toàn vệ sinh thực phẩm là điều đáng báo động hiện nay

Thực phẩm là một phần không thể thiếu với con người với mục đích cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho tất cả cơ quan. Nhờ đó, cơ thể có thể hoạt động ổn định, khỏe mạnh.

Tuy nhiên, ngày nay, một số đơn vị sản xuất thực phẩm (dù đã qua chế biến hay chưa) vì tư lợi cá nhân đã không tuân thủ sát sao quy trình sản xuất, chế biến mà nhà nước quy định. Điều này tất nhiên dẫn đến chất lượng sản phẩm, thực phẩm không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

Chính vì vậy, thấu hiểu thực trạng an toàn thực phẩm ở Việt Nam rất quan trọng giúp bạn phòng tránh tối đa những nguy cơ gây hại  cho sức khỏe của mình lẫn người thân xung quanh. Ngoài ra, khi có dấu hiệu sức khỏe bất thường nếu ăn phải thực phẩm kém chất lượng thì bạn cũng có  cách xử lý phù hợp, an toàn.

Xem Thêm: Quy Định Màu Đựng Túi Rác Thải Y Tế Mới Nhất

Bật mí thực trạng an toàn thực phẩm ở Việt Nam

Dưới đây là những thông tin hữu ích mà bạn không thể bỏ qua:

Thực phẩm không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên thị trường

Có rất nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc

Ở các khu chợ truyền thống, người tiêu dùng có thể thấy nhiều thực phẩm không có tem mác, hoặc tem mác in ấn sai cách hoặc thiếu thông tin. Điều này khẳng định rằng nguyên liệu, cách sản xuất,... các thực phẩm ấy hoàn toàn không đạt chuẩn, có nguy cơ gây hại cho sức khỏe rất cao.

Nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm sử dụng chất cấm

Ngày nay, nhiều đơn vị sản xuất sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, hóa chất cấm trong sơ chế, chế biến nông thủy sản hoặc một số chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối,... Điều này mặc dù giúp họ tiết kiệm chi phí, lợi nhuận cao nhưng lại gây ra ngộ độc thực phẩm, tác động không tốt đến sức khỏe người dùng.

Quy trình sơ chế, chế biến thực phẩm sai cách

Không chỉ dùng chất hóa học bị cấm, nhiều đơn vị cũng không tuân thủ sát sao các bước sơ chế nguyên liệu hoặc chế biến thức ăn theo quy định của Bộ Y tế. Cùng với đó, máy móc, trang thiết bị,... cũng không đảm bảo an toàn, chất lượng nên khiến tích tụ chất độc, gây hại cho người dùng.

Nên làm gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm?

Cách hạn chế ngộ độc thực phẩm

Sau đây là những giải pháp lý tưởng cho bạn giảm thiểu nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm tối đa:

  • Rửa sạch tay, đồ dùng nấu ăn kỹ càng trước khi sơ chế, chế biến bất kỳ món ăn nào. Đồng thời, khi nấu nướng xong, bạn cũng nên làm sạch thớt, dao, đĩa,...
  • Chọn mua thực phẩm có màu tự nhiên, không có màu sắc hoặc mùi lạ,... và ở nơi kinh doanh uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và minh bạch.
  • Dành thời gian đi chợ hoặc siêu thị vào buổi sáng vì khi đó, thực phẩm còn tươi mới.
  • Không để lẫn thực phẩm còn sống với thực phẩm đã chín, cũng như không để đồ sống với rau.
  • Nên sơ chế thực phẩm ngay khi vừa mua về xong nhằm loại bỏ sớm các tác nhân gây hại.
  • Nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp, không đun lại quá nhiều lần.
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách như thịt, cá,... nên ở ngăn đông. Còn rau xanh có thể bỏ ngăn mát.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên làm gì?

Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Tuy ngộ độc thực phẩm là điều không ai mong muốn, nhưng cũng không thể tránh khỏi. Vì thế, bạn nên lưu lại những thông tin hữu ích bên dưới để phòng hờ trường hợp bất ngờ:

Xem Thêm: Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Trong Bảo Vệ Môi Trường

Dấu hiệu nhận biết bị ngộ độc thực phẩm

Ngay khi thấy bản thân hoặc bất kỳ người thân nào xung quanh có các triệu chứng sau thì có thể khẳng định đang bị ngộ độc:

  • Đau bụng, quặn thắt từng cơn.
  • Tiêu chảy nhiều lần (trên 3 lần trong 24 giờ).
  • Nôn.
  • Buồn nôn.
  • Sốt cao, hơn 39 độ C.
  • Mất nước.
  • Tiểu ít, nước tiểu màu vàng sậm.
  • Tụt huyết áp.
  • Mệt mỏi.

Hướng dẫn cách xử trí khi bị ngộ độc

Sau đây là một số bước nên làm nếu bị ngộ độc thực phẩm:

  • Cố gắng gây nôn: Sử dụng ngón trỏ ép mạnh vào góc lưỡi để kích thích nôn thức ăn ra ngoài, càng nhiều càng tốt.
  • Bù nước: Sử dụng dung dịch oresol giúp bù nước, bù khoáng cần thiết.
  • Đưa bệnh nhân đi cấp cứu: Bạn nên đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để tiếp tục các bước xử lý tiếp theo.

{{https://ecoeshop.vn/collections/dia-giay}}

Mong rằng các thông tin thực trạng an toàn thực phẩm ở Việt Nam kể trên hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi các nội dung tiếp theo trên website ECOESHOP để có thêm nhiều thông tin cần thiết khác nhé!

 >>>Tham khảo các sản phẩm: in ly giấy, in cốc giấy, in tô giấy, in hộp giấy...TẠI ĐÂY

bình luận trên bài viết “Cập Nhật Chi Tiết Thực Trạng An Toàn Thực Phẩm Ở Việt Nam

Đang xem: Cập Nhật Chi Tiết Thực Trạng An Toàn Thực Phẩm Ở Việt Nam

0 sản phẩm
0₫
Đóng