Một đất nước muốn phát triển bền vững thì hệ sinh thái phải cân bằng. Do đó, bảo vệ đa dạng sinh học là điều cực kỳ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải lên kế hoạch thực hiện lâu dài. Vậy bảo vệ đa dạng sinh học là làm gì? Bài viết sau đây từ ECOESHOP sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết, đừng bỏ lỡ nhé!
Bảo vệ đa dạng sinh học là gì?
Đa dạng sinh học là sự phong phú về động vật, thực vật,...
Đa dạng sinh học là khái niệm dùng để chỉ sự phong phú về động vật, thực vật, gen,... tồn tại trong tự nhiên. Theo đó, bảo vệ đa dạng sinh học (hay bảo tồn đa dạng sinh học) là tổng hợp tất cả hành động duy trì sự sống của các loài sinh vật bằng cách nuôi, trồng, chăm sóc, gìn giữ,... cho những loài thuộc danh mục đang gặp nguy hiểm, đồng thời hỗ trợ tăng số lượng bằng các phương pháp kích thích sinh sản thích hợp.
Xem Thêm: Quy Trình Tái Chế Bao Bì Nhựa Mà Bạn Cần Biết
Tính đến hiện tại, Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái phong phú bậc nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam có 11 Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới được UNESCO công nhận. Bao gồm:
- Khu dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ (2000)
- Khu dự trữ Sinh quyển Cát Bà (2004)
- Khu dự trữ Sinh quyển châu thổ sông Hồng (2004)
- Khu dự trữ Sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang (2006)
- Khu dự trữ Sinh quyển miền tây Nghệ An (2007)
- Khu dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau (2009)
- Khu dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm (2009)
- Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai (2011)
- Khu dự trữ Sinh quyển Langbiang (2015)
- Khu dự trữ Sinh quyển Núi Chúa (2021)
- Khu dự trữ Sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (2021)
Nguyên tắc bảo vệ đa dạng sinh học cơ bản
Xây dựng nguyên tắc bảo vệ đa dạng sinh học
Căn cứ tại Điều 4 Luật Đa dạng sinh học 2008, muốn bảo tồn hệ sinh thái thành công thì bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng sau:
- Bảo vệ đa dạng sinh học là nhiệm vụ của tất cả mọi người, không phải của riêng Nhà nước hay bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
- Kết hợp giữa khai thác và bảo tồn một cách khoa học giúp số lượng động, thực vật gia tăng nhanh chóng.
- Ưu tiên hình thức bảo tồn tại chỗ vì nơi đó là điều kiện sống lý tưởng của mỗi loại động vật, thực vật.
Nguyên nhân gây ra suy thoái đa dạng sinh học
Dưới đây là các tác nhân khiến hệ sinh thái động thực vật suy giảm nghiêm trọng:
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường đe dọa đa dạng sinh học
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tuy mang lại lợi ích kinh tế không thể phủ nhận nhưng nhìn chung đi kèm hệ lụy không mong muốn là ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điều này lại kéo theo điều kiện sinh sống của các loài động, thực vật tự nhiên bị đe dọa không ngừng, dẫn đến tuyệt chủng là điều không thể tránh khỏi.
Thậm chí, ô nhiễm môi trường gây ra biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu nên băng tan nhanh nên môi trường sống của nhiều loài sinh vật dần bị thu hẹp.
Quá trình phá rừng, khai thác gỗ quá mức
Rừng là nơi trú ngụ của hàng trăm nghìn loại sinh vật nên nếu mất đi những cánh rừng thì nguồn thức ăn của chúng bị cạn kiệt, không thể tiếp tục sinh sản được nữa. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2012 - 2017 là khoảng thời gian nạn chặt phá rừng hoành hành, trong đó hơn 11% rừng bị chặt phá trái phép.
Nạn buôn bán trái phép
Buôn bán động thực vật trái pháp luật đe dọa đa dạng sinh học
Động vật hoang dã là nguồn thu nhập khổng lồ đối với một số cá nhân mong muốn chuộc lợi. Do vậy, họ liên tục bắt, bán động vật nên dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái, khiến cho nhiều nhóm động vật biến mất.
Sự du nhập của nhiều loài động vật ngoại lai
Để thích ứng tốt hơn với điều kiện sống mới, các loại động vật ngoại lai thường có khả năng thích nghi cao so với động vật thuần chủng sẵn có. Vì vậy, sự cạnh tranh khốc liệt giữa những chủng loài với nhau có thể khiến cho chủng thuần chủng tại nước ta mất đi, nhường chỗ cho động vật ngoại lai.
Xem Thêm: Cách Phân Biệt Nhựa PP Và PET
Nên làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?
Không quá khó để bảo vệ hệ sinh thái, chỉ với một số phương pháp đơn giản bên dưới:
- Ưu tiên bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Quản lý đất, tài nguyên kỹ càng.
- Tuyên truyền chung tay bảo vệ thiên nhiên.
- Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa thành đồ bằng vật liệu tái chế được và thân thiện với môi trường.
- Giám sát số lượng động vật hoang dã tối đa.
- Giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như khói, bụi, khí thải,...
{{https://ecoeshop.vn/collections/ong-hut-giay}}
Qua những thông tin trong bài viết, mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ bảo vệ đa dạng sinh học là gì, nên làm gì để môi trường sống trở nên cân bằng hơn. Ngay từ hôm nay, bạn hãy chủ động thay đổi từng bước nhỏ bằng cách dùng những đồ dùng thân thiên môi trường, ưu tiên tái chế,... nhằm giảm bớt lượng rác thải.
>>>Tham khảo các sản phẩm: in ly giấy, in cốc giấy, in tô giấy, in hộp giấy...TẠI ĐÂY